Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Du Lịch Côn Đảo

Đôi nét về Hòn bảy cạnh

Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo. Ngoài ra Bảy Cạnh là bãi biển có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Sau khoảng thời gian hai tháng từ khi đẻ trứng nở và rồi những chú rùa con bé bỏng nhốn nháo bò xuống bãi biển để rồi từ đây chúng bắt đầu một cuộc đời mới. Và chúng tôi may mắn được tận tay vuốt ve chiếc mai xinh xắn như cảm nhận được ý nghĩa món quà của đại dương tặng cho riêng mình.

Chia tay đàn hải âu đang bay lượn chao nghiêng, chúng tôi buộc mình vào những chiếc phao cứu hộ rời tàu thuỷ để leo lên chiếc xuồng phao đặc chủng đến với nơi đây. Từng cơn sóng dập dìu khiến cho mọi người có cảm giác như là đội quân Đồng Minh đang tiến vào vùng biển Normandie trong thế chiến. Những cây đước vươn lên mạnh mẽ, bộ rễ mảnh khảnh nhú cao rồi cắm phập xuống bờ cát báo hiệu chúng tôi đã đến với miền đất cần khám phá. Nhưng phải bách bộ xuyên qua rừng hơn 1km mới đến được trạm kiểm lâm – trung tâm bảo vệ rừng và bảo tồn sinh vật biển.

Bãi biển ở đây xanh và sạch đến vô cùng. Màu xanh của biển, của trời và của cả núi rừng quyện với màu trắng của những cơn sóng bạc đầu, của những áng mây trôi lang thang và ánh nắng mặt trời tạo nên một bức tranh biển kỳ vĩ. Dường như miền đất này chưa được khám phá vì thế còn giữ được nét hoang sơ vốn có với một môi trường trong lành đến tinh khiết. Ùa theo nhưng cơn sóng, du khách có thể đến được từng con ốc biển ngay dưới chân mình mà cứ như đang nhìn qua màng gương mỏng huyền ảo.


Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ hội lặn biển để xem san hô, cá và các loài sinh vật biển khác sống trên các rặng san hô lúc thuỷ triều lên hoặc thuỷ triều rút sẽ là dịp để khám phá khu rừng ngập mặn ở phía sau trạm kiểm lâm. San hô ở đây rất đa dạng chủng loại với san hô dạng phiến, dạnh bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam. Ngoài ra còn có tài nguyên sinh vật biển với cá heo, rùa xanh, dugong, ốc đá, trai tai tượng vảy, hải sâm, cá bướm, san hô não…Mất khoảng 2 giờ đồng hồ, du khách cũng có thể tự bách bộ trong rừng để lên đến đỉnh Bảy Cạnh chiêm ngưỡng ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1883 vào ban ngày hoặc ban đêm xem rùa mẹ lên bãi đẻ trứng (nhiều nhất trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm). Tuy nhiên phải nhất thiết có sự hướng dẫn của nhân viên ở đây bởi vì bạn có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của rùa biển đấy nhé!

Đến với nơi này, du khách còn bắt gặp những loại trái cây rất hiếm có ở đất liền như mướp “khía” với hình thù sần sùi lạ mắt nhưng nấu canh rất ngọt miệng, bụi dương biển đồ sộ được khéo cắt tỉa ti mỉ thành hình trái tim lãng mạn, những trái dứa rừng dùng để làm thuốc uống mát gan tiêu độc, món “mứt bàng” – lõi của hạt bàng biển đồ sộ được sao với đường thành một đặc sản ít nơi có được. Thêm nữa du khách còn được thưởng thức món tôm thẻ nướng - những con tôm mập ú nhảy lách tách trên bếp than hồng, được xem quy trình ấp trứng rùa biển “made in Côn Đảo” thật ngộ nghĩnh và còn được chơi đùa với những chú vích hiền lành …miễn phí.

Điều thú vị nhất đọng lại nơi đây là chưa bao giờ chúng tôi gặp được những chú chó hiếu khách đến như vậy. Có lẽ vì ở quá xa với đất liền không gặp nhiều người vì thế mỗi lần có khách đến viếng thăm đảo là chúng cứ tranh nhàu nhảy xồ vào ôm chầm quấn lấy chân. Khi thuyền chúng tôi rời đảo, hai chú chó còn nhiệt tình bơi theo tiễn chân đoàn một đoạn khá xa với ánh mắt chia tay đầy luyến tiếc.

Vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1984 và được công nhận là vườn quốc gia từ năm 1993; có môi trường, tài nguyên rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên ít bị tác động. Tổng diện tích được bảo vệ của vườn là 20.000ha, trong đó 14.000ha là biển và 6.000ha là rừng trên 14 hòn đảo.

Rừng Côn Đảo xanh tốt um tùm với nhiều loại cây gỗ quý như bời lời, lát hoa, sao đen, cẩm thi, thiên niên kiện, săng đào, dầu lá bóng...Động vật ở Vườn quốc gia cũng có nhiều loài như chồn, sóc, kỳ đà, khỉ, hươu, nai, gà rừng..., đặc biệt có sóc mun toàn thân đen tuyền không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta. Ở đây có các loài chim quý hiếm như: chim điêu mặt xanh, én biển... Thêm vào đó còn có một vùng đệm biển rộng 20.500ha, bao gồm cả các hệ sinh thái biển và ven bờ như rừng ngập mặn, các rạn san hô và thảm cỏ biển. Trên 1.300 loài sinh vật biển đã được xác định ở đây. Vùng biển Côn Đảo có nhiều loài hải sản quý, có giá trị cao như tôm hùm, cá hàng, cá gióng, cá mập, cá heo, cá nhám, hải sâm, đồi mồi, vích… Côn Đảo còn là một trong số rất ít những nơi còn lại ở VN có những loài động thực vật quí hiếm nhất sinh sống, như dugong (còn gọi là bò biển).


Đặc biệt ở Côn Đảo có quần thể rùa biển rất lớn, hàng năm vào mùa sinh sản, có hàng ngàn lượt rùa biển lên các bãi cát để đẻ trứng. Từ năm 1995 đến nay, hơn 300.000 rùa con đã được thả về biển và gần 1.000 con rùa trưởng thành đã được gắn thẻ. Với tính đa dạng sinh học biển cao, vườn quốc gia Côn Đảo đã được liệt kê vào danh sách “Những khu vực được ưu tiên cao nhất” trong hệ thống khu bảo tồn biển toàn cầu.

Ngòai ra, Côn Đảo còn có những rạn san hô lớn và đa dạng, có thể sánh với những khu du lịch sinh thái nổi tiếng nhất trong khu vực.Đến với Côn Đảo, có lẽ sẽ không gì thích thú hơn đối với du khách nếu được thực hiện một chuyến lặn xem những rạn san hô trải dài hàng cây số, gồm hàng chục loại san hô đủ màu sắc, đủ hình dáng, với những đàn cá lớn sặc sỡ bơi lội tung tăng trong làn nước biển xanh trong vắt. Có lẽ trên phạm vi cả nước, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện để trở thành một địa điểm du lịch sinh thái đúng nghĩa. Chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều du khách đến thăm đảo xinh đẹp này để được thật sự sống trong môi trường nhiên còn nguyên vẹn, và chia sẻ niềm vui với những chú dugong, rùa biển, cá heo đang đùa giỡn tự do trong thiên đường an toàn của chúng.

Hòn Trác-Hòn Tài - Gắn liền với truyền thuyết huynh đệ

Chuyện kể rằng có 2 anh em sinh đôi là Đặng Phong Tài và Đặng Trác Vân, giống nhau như đúc. Đặng Phong Tài bị biệt xứ ra đảo từ thời Minh Mạng, được vị hương cả làng An Hải mến mộ tài đức, gả cho người con gái yêu là Đào Minh Nguyệt. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc trong ấp An Hội, nàng Minh Nguyệt có nhan sắc nết na, trai làng thường gọi là nàng tiên An Hội.




Ít lâu sau, Đặng Trác Vân, người em sinh đôi với Phong Tài cũng bị biệt xứ ra đảo, được người anh và chị dâu đón về ở cùng nhà. Tình cờ, một lần Trác Vân đi đốn củi về sớm, người chị dâu nghĩ là chồng về, săn sóc ân cần và tặng một nụ hôn nồng ấm. Trác Vân đứng nghiêm như pho tượng một hồi rồi xin chị thứ lỗi. Nàng tiên An Hội ngẩn người bối rối và xin người em giữ kín cho sự nhầm lẫn này. Oái ăm thay, một lần khác, Phong Tài có việc đi qua làng Cỏ ống, không hiểu vô tình hay hữu ý mà nàng Tiên An Hội lại đặt nhầm nụ hôn tình tứ cho người em. Nhưng giống như lần trước, Trác Vân sụp lạy chi, xin giữ chọn đạo đệ huynh.



E ngại ẩn tình của chị dâu, Trác Vân đã bỏ nhà, kết bè qua một hòn đảo nhỏ, cốt ngăn ngừa phút giây sa ngã, trái đạo luân thường. Khi Phong Tài trở về, biết chuyện bèn lặn lội đi tìm em, hai anh em không gặp được nhau và mỗi người đã bỏ mình trên một hòn đảo. Hai hòn đảo ấy sau được mang tên hòn Trác - hòn Tài, còn gọi là hòn Huynh Đệ. Chuyện kể tương tự như chuyện Trầu Cau thời các vua Hùng, có lẽ do nhân dân thiêu dệt nên để giải thích cho tên đảo.


Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Du Lịch Biển Vũng Tàu



Bà Rịa - Vũng Tàu
Diện tích: 1.989,6 km² 
Dân số: 994.837 người (1/4/2009)
Tỉnh lỵ: Thành phố Vũng Tàu 
Các huyện, thị: 
- Thị xã: Bà Rịa
- Huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chơ Ro...



Điều kiện tự nhiên và khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, giáp tỉnh Bình Thuận ở phía đông, giáp huyện Cần Giờ của Tp. Hồ Chí Minh ở phía tây, còn lại phía nam và đông nam giáp biển.

Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Đất Châu Thành là vùng phù sa cũ, ít dốc. Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi, núi ven biển.


Khí hậu: Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27ºC, ít gió bão, giàu ánh nắng.

Tim năng phát trin kinh tế và du lch
Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm)





Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 4 khu vực có tiềm năng phát triển du lịch lớn:
- Thành phố Vũng Tàu hiện nay là một trong mười trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
- Vùng rừng quốc gia Côn Đảo.
- Bờ biển Long Hải và vùng núi Minh Đạm.
- Vùng rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu và suối nước khoáng nóng Bình Châu.
Ở đây, du khách có thể bách bộ, leo núi, tắm biển, vui chơi giải trí.


Thích ca Phật Đài

Vị trí: Thích ca Phật Đài tọa lạc ở tây bắc sườn núi Lớn thuộc T.p Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 
Đặc điểm: Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên


Tượng chúa Jêsus
Vị trí: Tượng chúa Jêsus nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. 
Đặc điểm:
 Tượng được dựng vào năm 1972, cao 32m, đứng giang hai tay, mặt hướng ra biển.





Tag : Cong Ty Du Lich