Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Xuôi dòng Cửu Long thăm Vĩnh Long

Với vòm cầu mỏng manh bắc qua con lạch nhỏ và những mái tranh êm đềm rủ bóng, Vĩnh Long khác xa với TP HCM sôi nổi, ồn ào. 

< Xuôi dòng Cửu Long...

Tỉnh còn nổi tiếng với chợ nổi trên sông, vườn cây trái, đồ gốm sứ, những cánh đồng lúa và những con kênh nhỏ chằng chịt đan vào nhau.
Chầm chậm theo thuyền đi chợ nổi suốt một ngày, bạn sẽ cập bến tại một trang trại lớn từ thời thuộc địa. Lớp vôi bên ngoài đã tróc sờn; cầu thang phơi màu bạc du lich mien tay, nhưng tòa nhà vẫn toát ra một dáng vẻ quý phái đặc biệt. Đây là điểm lý tưởng để khách dừng chân sau cả ngày mệt nhoài theo dòng Cửu Long.

< Sông Cửu Long.

Khu nghỉ nằm ở cánh trái tòa nhà, thông thoáng bốn bề. Khách có thể tự do lựa chọn một mái nhà tranh với vườn cảnh bonsai rộng lớn bên ngoài hay ngôi nhà cổ có những chiếc võng đung đưa.
< Khung cảnh buôn bán chợ nổi tấp nập.

Bữa ăn ở đây thì không bao giờ thiếu đặc sản địa phương: cá tai tượng chiên xù nằm trên đĩa rau xanh điểm cà rốt được tỉa như những đóa sen.
< Mênh mông sông nước...
< Quang cảnh sông Cửu Long nhìn từ máy bay.

Ông chủ và người dân nơi này thì hiếu khách đến độ làm người ta quyến luyến chẳng muốn về. Một mâm cơm giản dị dưới bầu trời đầy sao là cái thú dân dã mà thi vị lạ kỳ của vùng quê. Sau bữa,du lich campuchia có người liều lĩnh theo gia chủ đi tắm sông, còn không thì ra sau nhà, múc nước lạnh dội ào ào.

< Dòng sông bồi đắp phù sa cho ruộng đồng màu mỡ...
< Man mác trời chiều.


Một ngày mới xuất hiện với tiếng gà gáy, thi thoảng lại vang lên âm thanh tành tạch đều đều của xuồng máy du lich vung tau, và bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên sông Cửu Long đến khu chợ nổi Cái Bè. Các loại nông sản tươi rói và nhiều hàng hóa hấp dẫn được treo trên cọc gỗ cắm hai bên mạn thuyền. Một ngày rong ruổi, nhộn nhịp với cảnh bán mua từ thuyền nọ sang xuồng kia lại bắt đầu.


Du Lich Mien Tay

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Quảng trường Ngọ Môn

Trong những năm gần đây, giới báo chí gọi khu vực bãi đất trống nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài là “Quảng trường Ngọ Môn” vì nó nằm ở trước mặt Ngọ Môn. Dùng địa danh này xem ra là thích hợp hơn cả, vì Ngọ Môn cùng với Lầu Ngũ Phụng ở trên đó là một trong những công trình kiến trúc có giá trị nhất của Huế về các mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, và đặc biệt nó là cái khán đài danh dự lý tưởng khi có cuộc lễ diễn ra ở quảng trường trước mặt nó.

Có một bãi đất trống nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài. Nói chính xác hơn, không gian ấy được giới hạn bởi đường 23 tháng 8 ở phía bắc, chân tường Kinh thành ở phía nam, con đường ngắn sau cửa Thể Nhân (thường gọi là cửa Ngăn) ở phía đông và con đường ngắn sau cửa Quảng Đức ở phía tây du lich vung tau. Chiều bắc nam của nó rộng gần 125m và chiều đông tây dài khoảng 360m.

Trong khi qui hoạch và xây dựng Kinh thành và Hoàng thành vào đầu thế kỷ XIX, các nhà kiến trúc triều Nguyễn đã thiết lập không gian trống này một cách có ý thức: vừa tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa mặt tiền Hoàng thành và mặt tiền Kinh thành, hay nói cách khác, giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài, vừa để cho triều đình có nơi để tổ chức một số cuộc đại lễ hoặc làm một số công việc cần thiết.

Không thấy triều đình bấy giờ đặt tên riêng chính thức cho quảng trường này. Chỉ thấy Nội các cho biết đây là nơi “Đại duyệt” hoặc nơi “Duyệt binh” tức là khu đất mà triều đình dùng để tổ chức những cuộc diễn tập vào đầu xuân hàng năm của các đơn vị bộ binh, trong đó có sự duyệt khán của vua và các đình thần cao cấp.

< Phía ngoài quảng trường Ngọ Môn trong lễ tế Nam Giao xưa.

Trong quyển “Souvenirs de Hué” được viết vào giữa thế kỷ XIX, một chứng nhân lịch sử từng sống tại Huế từ thời Gia Long (1802 - 1819) đến đầu thời Minh Mạng (1820 - 1840) là Michel Đức Chaigneau, đã gọi là khu đất này là “trường diễn binh nhỏ” (le petit champ de Mars, place de manoeuvres) để phân biệt với “trường diễn binh lớn” (grand champ de Mars) bấy giờ tọa lạc tại bờ bắc Sông Hương ở trước mặt Kinh thành .

Vào khoảng đầu thập niên 1930, khi khảo sát kỹ về các địa danh ở phạm vi Kinh thành Huế, Léopold Cadière đã gọi khu đất trống tại đó là “Hội đồng diễn quân trường” được dùng bằng tiếng Pháp là “champ de manoeuvre pour les troupes” , nghĩa là trường diễn binh của các đơn vị quân đội. Nhưng, nhà nghiên cứu này không cho biết tên gọi chữ Hán ấy đã lấy từ tư liệu nào.

Từ khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945 đến nay, dân chúng địa phương Huế thường gọi nó một cách nôm na và dễ nhớ là “sân Cột Cờ”. Sở dĩ nói là “sân”, vì nó thường được dùng làm sân bóng đá, và gọi là “Cột Cờ”, vì khu đất này nằm sát chân Kỳ Đài, trên đó có cột cờ cao nhất nước (52,81m).

Trong những năm gần đây, giới báo chí gọi là khu vực ấy là “Quảng trường Ngọ Môn”, vì nó nằm ở trước mặt Ngọ Môn như trên đã nói. Dùng địa danh này xem ra là thích hợp hơn cả, vì Ngọ Môn cùng với Lầu Ngũ Phụng ở trên đó là một trong những công trình kiến trúc có giá trị nhất của Huế về các mặt lịch sử, du lich teambuilding văn hóa, nghệ thuật, và đặc biệt nó là cái khán đài danh dự lý tưởng khi có cuộc lễ diễn ra ở quảng trường trước mặt nó.

Mỗi lần tổ chức lễ gì ở đây cũng có đông người tham dự. Lịch sử triều Nguyễn cho thấy rằng các cuộc lễ lớn từng diễn ra ở đây đều mang tính quốc gia, chẳng hạn như Lễ Truyền lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), Lễ Ban sóc (phát lịch), Lễ Duyệt binh hàng năm, Lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của vua Khải Định (năm 1924), Lễ thoái vị của vua Bảo Đại (1945).

Tiếp tục sử dụng chức năng truyền thống đó, từ năm 1975 đến nay, chính quyền tỉnh thành sở tại đã tổ chức ở đây một số cuộc lễ long trọng có hàng vạn người tham dự. Ví dụ, gần đây nhất:

Vào ngày 26/3/1999, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức ở Quảng trường Ngọ Môn cuộc Lễ Kỷ niệm 5 năm Quần thể Di tích Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn Hóa Thế giới và mừng 24 năm ngày Huế giải phóng, trong đó có khoảng 1 vạn người tham dự với sự hiện diện của nhiều quan chức Việt Nam và quốc tế.

Vào đêm 8/4/2000, chính quyền tỉnh sở tại đã phối hợp với một số cơ quan văn hóa nghệ thuật ở Trung ương, các địa phương và phía đối với tác Pháp, tổ chức cuộc Lễ Khai mạc Festival Huế 2000 tại quảng trường này, với sự hiện diện của nhiều quan chức cao cấp Việt-Pháp và hơn 2 vạn dân chúng địa phương cùng hàng ngàn du khách nội địa và quốc tế.

Mặc dù chức năng chính của Quảng trường Ngọ Môn từ xưa đến nay vẫn như nhau, là dùng để tổ chức những cuộc lễ quan trọng mang tính quốc gia hoặc địa phương, nhưng diện mạo của nó đã có sự thay đổi ít nhiều qua thời gian.

Trong bộ sách “Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ”, Nội các Triều Nguyễn cho biết rằnng dưới thời Gia Long và đầu thời Minh Mạng, triều đình đã cho xây dựng ở hai bên quảng trường này 7 dãy nhà gồm 143 gian để che cho nhưng khẩu đại bác được đúc trong giai đoạn mấy chục năm ấy.

Những dãy nhà bằng gỗ lợp ngói này đã được gọi tên là “Tả Đại Tướng Quân Xưởng”, “Hữu Đại Tướng Quân Xưởng”, “Thượng Tướng Quân Xưởng”, “Tả Trung Tướng Quân Xưởng”, “Hữu Trung Tướng Quân Xưởng”. Từ “xưởng” ở đây có thể hiểu nghĩa là nhà chứa súng.

Đến năm 1832, khi bắt đầu nâng cấp bộ mặt kiến trúc của Hoàng thành, vua Minh Mạng đã cho dời một số dãy nhà súng ấy vào dựng “ở bên tả bên hữu trước cửa Ngọ Môn” .

Không thấy tư liệu nào cho biết rõ triều đình đã thiết trí bao nhiêu loại đại bác và bao nhiêu khẩu súng ở các dãy nhà súng hai bên Ngọ Môn du lich nha trang. Nhưng, vào đầu thời Thành Thái (1889 - 1907), ở hai dãy nhà hai bên Ngọ Môn chỉ còn 9 khẩu “Thần oai Vô địch Thượng tướng quân “được đúc bằng đồng vào những năm 1803 - 1804 dưới thời Gia Long (Về sau, 9 khẩu súng lớn này thường được gọi là Cửu Vị Thần Công). Bấy giờ, ở dãy nhà bên trái, người ta đặt 4 khẩu mang tên “tứ thời”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; và ở dãy nhà bên phải là 5 khẩu mang tên “ngũ hành”: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Vào năm 1896, triều đình Thành Thái đã cho di chuyển 5 khẩu bên phải qua đặt chung với 4 khẩu bên trái thành một dãy 9 khẩu. Lúc đó, dãy nhà bên phải trở thành “Mã khái” (Nhà để ngựa), và dãy nhà súng bên trái được gọi là “Pháo xưởng” .

Đến tháng 6/1917, dưới thời Khải Định, Nam triều đã cho Bộ Công đứng ra tổ chức di chuyển 9 khẩu thần công ấy một lần nữa và lại chia thành 2 nhóm, đặt ở 2 vị trí mới: 4 khẩu Tứ thời đặt ở phía sau cửa Thể Nhân và 5 khẩu Ngũ hành đặt phía sau cửa Quảng Đức, và xây 2 ngôi nhà bằng gỗ lợp ngói để bảo quản chúng . Đó chính là vị trí của Cửu Vị Thần Công mà chúng ta đang thấy hiện nay. Hai nhà súng này cho thấy rõ hơn nữa giới hạn chiều đông-tây của Quảng trường Ngọ Môn.

Mặt bằng của quảng trường này trong gần 200 năm qua, thường là một bãi đất trống. Một số ảnh chụp vào những thập niên đầu thế kỷ XX cho thấy triều đình có cho trồng một hàng dương liễu (cây filao) ở gần chân Kỳ Đài.

Có một trường hợp đặc biệt đã làm cho diện mạo của Quảng trường Ngọ Môn trở nên khác hẳn. Vào năm 1924, để cử hành cuộc lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của mình, vua Khải Định đã cho xây dựng tạm thời tại quảng trường này một tòa cung điện ở gần chân Kỳ Đài, mặt hướng về phía Ngọ Môn, và 2 dãy nhà ở 2 bên tòa cung điện, nằm đối diện nhau; đồng thời, chỉnh trang phần mặt sân ở khu vực trung tâm của quảng trường. Bấy giờ, người ta đã bố trí lại các thảm cỏ và đường đi lối lại. Các lối đi được lát gạch Bát Tràng du lich campuchia. Nhìn chung, sự xây dựng, tôn tạo và trang hoàng lúc đó dù là tạm thời (trong một giai đoạn rất ngắn khi diễn ra cuộc lễ), nhưng trông thật tươm tất và đẹp đẽ...

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Khám phá gỏi mãng cầu xiêm đất phương Nam

Gỏi mãng cầu xiêm là món ăn lạ miệng, ngon bất ngờ, cho thấy sự phong phú của ẩm thực đất phương Nam với nhiều điều mới lạ mà chúng ta chưa khám phá hết.

Mãng cầu xiêm - thứ cây trái có quanh năm ở các tỉnh mien tay Nam bộ, Tây Nguyên... và còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai; tên khoa học: Annona muricata. Mãng cầu xiêm có màu xanh lục, khi chín rục sẽ chuyển sang màu vàng. Vỏ trái rất mỏng, phần thịt màu trắng chứa nhiều hạt màu đen.

Mãng cầu xiêm có màu xanh lục, khi chín rục sẽ chuyển sang màu vàng. Vỏ trái rất mỏng, phần thịt màu trắng chứa nhiều hạt màu đen,xem du lich nha trang. Trái mãng cầu xiêm nặng trung bình từ 1 – 2kg có khi đến 2,5kg. Trái thường được hái lúc còn xanh cứng, để bốn, năm ngày sau mới ăn, lúc này mãng cầu xiêm ngon nhất vì trái đã chín mềm.

Mãng cầu xiêm thường được làm nước giải khát như sinh tố, kem, mứt, kẹo… Không dừng đó, với sự sáng tạo trong chế biến thức ăn của người dân miệt đồng bằng thì trái mãng cầu đã được làm thành món gỏi. Nhất là mùa giáp tết mãng cầu xiêm rộ trái, chắc thịt làm gỏi thì khỏi chê.

Dùng làm gỏi phải chọn trái chín già nhưng còn cứng, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn dày chừng 3 li đem ngâm nước đá cho giòn,xem du lich thai lan. Tôm thịt luộc chín, hành tây cắt mỏng, rau thơm trộn chung với mãng cầu. Tuy đã có tôm tươi nhưng món gỏi mãng cầu không thể thiếu tôm khô phi với tỏi cho vàng rồi trộn vào.

Để gỏi mãng cầu thêm đậm đà, người ta còn ép lấy nước mãng cầu pha thành nước trộn gỏi. Từ đó sẽ có một sự tổng hoà các vị và hương thơm của mặn, ngọt, chua, cay có trong cả nước mắm, tỏi, ớt, đường,… làm cho món gỏi mãng cầu càng dậy mùi đặc trưng. Thêm dĩa bánh phồng tôm ăn kèm gỏi thì đến những món gỏi trong nhà hàng cũng phải… chào thua.

TAG:du lich mien tay

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Về với Trung Thành Nam, Bình Thuận

Sau một tuần làm việc mệt mỏi, chắc hẳn bạn sẽ cần thư giãn để lấy lại sự sảng khoái cho một tuần làm việc tiếp theo.

Bằng cách nào cho hiệu quả nhất, trong khi những sinh hoạt của thành phố đã quá quen thuộc với bạn? Mời bạn đến với Trang trại Trung Thành Nam, ở đó bạn thật sự trở về với thiên nhiên, với khung cảnh quê hương thân thương mà ký ức của mỗi người đã từng gắn bó.

Từ trung tâm Thành phố Phan Thiết đi theo đường Nguyễn Hội, vừa qua khỏi khuôn viên Khu công nghiệp Phan Thiết là đến ngã ba quốc lộ 28, sau đó rẽ trái đi vài trăm mét nữa là qua cầu Suối Sâu và cứ thế xe bon bon trên hương lộ Sông Quao khoảng 6km nữa là đến trang trại Trung Thành Nam,xem du lich mien tay. Điều đầu tiên tạo sự thích thú cho du khách có lẽ là mặt nước ao xanh mát in bóng những hàng cây trứng cá, xoài, hàng me…

Tiếng cá quẫy đuôi, đớp mồi cùng với tiếng reo vui của khách khi câu được chú cá trê, cá lóc càng làm cho cuộc đi chơi trở nên thú vị hơn. Trên tổng diện tích hơn 8ha, chủ trang trại đã thiết kế một quần thể sinh thái khá lý tưởng. Khu du lịch Trung Thành Nam được chia thành hai khu vực khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đó là khu vực nhà hàng ẩm thực đồng quê, được thay đổi về hình thức, các món ăn phong phú, đặc biệt là các sản phẩm nuôi và chế biến tại chỗ như: ếch, lươn, dông, ba ba, đà điểu, heo rừng, gà sao, các loại cá…
Đặc biệt, còn có rượu cần, cơm lam thịt nướng, cơm lam cá khô lạt cũng được đưa vào thực đơn cuối tuần và các ngày lễ, tết…

Khu vực thứ hai được dành cho hoạt động dã ngoại,xem du lich teambuilding. Du khách có thể mang theo thức ăn, nước uống… thoải  mái, có cả sân bóng đá mini, lán trại, sân vườn… Khu du lịch chỉ thu phí 10.000đồng/người để chi phí cho điện nước, giữ xe, bảo vệ, võng nghỉ ngơi cho du khách.

Ngoài diện tích ao hồ nuôi cá khá lớn, còn có các khu vực dành để nuôi dông, heo rừng, gà ta, ếch… là nguồn cung cấp nhiều món ngon cho khách thích về với đồng quê. Điều đáng nói ở đây, chủ trang trại xem khách như người nhà, thể hiện qua cách tiếp xúc thân thiện, niềm nở, giá cả lại phải chăng. Anh Đỗ Thanh Tùng - Chủ trang trại Trung Thành Nam cho biết: “ý đồ” của anh là muốn tạo thêm cho thành phố Phan Thiết một điểm du lịch sinh thái mang tính dân dã, ruộng vườn, chân quê.

Sức hấp dẫn của khu du lịch này không chỉ ở những món ăn ngon, giá cả phải chăng mà còn ở những thú vui tiêu khiển, giải trí khác,xem du lich nha trang. Du khách đến Trung Thành Nam không thể nào không bước xuống thiên nga lênh đênh trên mặt hồ, theo dòng nước uốn lượn thật thơ mộng. Và kia, những chú đà điểu cao lêu nghêu sẽ chở bạn một vòng ấn tượng đầy lạ lẫm.

Nếu bạn thích cảm giác mạnh ư? Xin mời lên đồi trượt cỏ để điều khiển chiếc xe trượt ngộ nghĩnh, có vô lăng hẳn hoi, chắc chắn bạn sẽ la hét thoải mái cùng đất trời thiên nhiên, cùng cỏ cây sông nước.

Rồi những thú vui khác như câu cá, thả diều, hát với nhau, karaoke, những trò chơi dành cho các em thiếu nhi… Tất cả sẽ làm nên một chuyến du lịch sinh thái thật tuyệt vời. Khi du khách có nhu cầu nghỉ lại qua đêm, Trung Thành Nam đã có sẵn hệ thống nhà nghỉ với phòng ốc tiện nghi, sạch đẹp, giá cả phù hợp.

Đến với khu du lịch Trung Thành Nam, du khách sẽ vào cửa tự do và được đội ngũ nhân viên tiếp đón một cách ân cần, lịch sự. Hiện nay vào những ngày nghỉ cuối tuần, khách đến với khu du lịch rất đông để tham gia hội thi câu cá được tổ chức thường xuyên vào mỗi cuối tuần,xem du lich campuchia. Cá rất nhiều và phong phú chủng loại, tạo cảm giác thật thích thú cho các “vận động viên” câu cá cùng với giải thưởng có giá trị của khu du lịch sinh thái Trung Thành Nam

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Sách ảnh nghệ thuật “Hạ Long đá và nước vĩnh cửu”

Tập sách gồm 138 bức ảnh chụp vịnh Hạ Long từ trên cao hoặc từ trong ra, tạo nên một chân dung thiên nhiên Hạ long đẹp diễm lệ, đa dạng và mạnh mẽ.

Tròn một năm sau thành công của Triển lãm ảnh độc lập giới thiệu chuyên đề về vẻ đẹp thiên nhiên vịnh Hạ Long - nhiếp ảnh gia Đỗ Khánh Giang tiếp tục cho ra mắt tập sách ảnh nghệ thuật "Hạ Long - nước và đá vĩnh cửu" do Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội ấn hành tháng 11/2011.Xem du lich mien tay.Tập sách gồm 138 bức ảnh chụp vịnh Hạ Long với lối bố cục từ trên cao hoặc từ trong ra, tạo nên một chân dung thiên nhiên Hạ long đẹp diễm lệ, đa dạng và mạnh mẽ trước đó như chưa từng được khám phá.

Tập sách in trên giấy couche matte, khổ rộng, thiết kế trang nhã được xem là quà tặng ý nghĩa cho cả bạn đọc trong nước và nước ngoài nhân hưởng ứng cuộc vận động bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Hạ Long không cần khẩu hiệu

Mất tám năm để hoàn thành bộ ảnh, nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Khánh Giang vừa ra mắt cuốn sách ảnh đầu tay: Hạ Long - đá và nước vĩnh cửu (NXB Mỹ Thuật), dày 160 trang với 138 bức ảnh.

Đỗ Khánh Giang (phóng viên ảnh báo Quảng Ninh) lặng lẽ bỏ tiền túi hàng trăm triệu đồng để in sách với hi vọng giới thiệu tới du khách một vịnh Hạ Long từ những góc nhìn khác, không có những hòn Trống Mái, Con Cóc, hang Sửng Sốt,... CTV Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với Đỗ Khánh Giang:

* Thưa anh, việc bỏ tiền túi để in sách là chủ ý của anh hay anh đã từng đặt vấn đề với các cơ quan văn hóa mà không nhận được sự hưởng ứng?

- Tôi đã từng đi đến một số đơn vị đặt vấn đề. Nhưng với thái độ thờ ơ cũng như cách họ xem ảnh của mình thì tôi cảm thấy như bị xúc phạm.

Với tôi, mỗi chuyến đi vịnh là mỗi lần cảm nhận mới về cái đẹp của Hạ Long, đẹp đến mê hồn, hình ảnh thực tế không cần khẩu hiệu. Với những gì tôi nhìn thấy thì tập sách này chỉ là một trong những góc rất nhỏ tôi ghi lại được trên thực tế. Tôi tin những hình ảnh này đến được bạn bè trong và ngoài nước thì tác dụng rất lớn.

* Duyên cớ nào khiến anh quyết định tìm cho mình một góc chụp khác: nhìn Hạ Long từ trên những vách đá?

- Tôi đã theo cha (nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Kha - NV) chụp Hạ Long rất nhiều nhưng đều không bằng lòng với chính mình. Một lần leo núi Bài Thơ để chụp, và khi đứng trên cao, tôi mới ngỡ ngàng rằng Hạ Long từ trên cao nhìn xuống như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động và hùng vĩ, núi xen với biển tạo nên những khung cảnh đẹp trữ tình. Du lich thai lan,Tôi nghĩ sao mình không chụp vịnh Hạ Long từ trên cao nhỉ? Và đó cũng là lúc tôi tìm được hướng đi.

* 138 bức ảnh trong sách, đâu là bức anh thích nhất?

- Đó là bức Long. Những dãy núi đá chồng chất trông như một con rồng đang uốn lượn trên mặt vịnh và cũng như truyền thuyết về vịnh Hạ Long. Tôi nhớ lần đó trên đường đi sáng tác về, khoảng hơn 4g chiều, toàn bộ sườn núi và mặt biển phảng phất ánh nắng vàng của mặt trời. Bỗng nhiên nhìn thấy một dãy núi có hình cong lưỡi liềm, tôi quyết định trèo lên đỉnh của dãy núi đối diện và thật ngạc nhiên thấy dãy núi trải dài uốn lượn như một con rồng đang múa trên mặt vịnh. Tôi chọn các góc độ chụp trên 50 ảnh, về chọn được một ảnh ưng ý.

* Để leo lên các mỏm núi đá ấy, anh có thêm một thiết bị hỗ trợ nào không?

- Tôi hoàn toàn leo bằng tay không, cùng hai chai nước mang theo với máy ảnh để tác nghiệp.

* Vậy có “tai nạn nghề nghiệp” nào mà anh cảm thấy kinh khủng nhất khi chụp bộ ảnh này?

- Vâng, đó là một lần tôi rơi từ trên núi với độ cao khoảng 8m xuống, may mà dọc các sườn núi có rất nhiều cây phất du và trúc núi đã “đỡ” tôi. Điểm tiếp xúc cuối cùng là một thân cây chặn ngang người, tôi nằm đó phải gần một tiếng sau mới có thể bò xuống với máu chảy, và xước xát rất nhiều. Đến bây giờ cứ thay đổi thời tiết tôi lại bị ảnh hưởng của cú ngã đó. Lần đó tôi bị hỏng bộ máy ảnh trị giá trên trăm triệu đồng.

* Cầm cuốn sách này trên tay, tôi thấy tiếc khi trong cuốn sách tất cả đều in song ngữ Anh - Việt, nhưng tên sách trên bìa không được dịch ra tiếng Anh. Đó là một chút sơ sót, hay là chủ ý của tác giả, thưa anh?

- Đúng. Đó là một sơ sót của tôi.

Và chuyện vịnh Hạ Long bất ngờ tăng mạnh giá vé tour

Lo lắng, bức xúc... là tâm trạng của các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch, lữ hành khi UBND tỉnh Quảng Ninh đột ngột tăng mạnh giá vé thăm Vịnh Hạ Long theo tuyến, ngay sau khi danh thắng này trở thành kỳ quan mới của thế giới.
Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt Nguyễn Văn Mỹ cho biết, lãnh đạo nhiều công ty lữ hành tại TP HCM phản ứng gay gắt, bởi: “Giá vé mới không quá đắt đối với dân thành phố, song mức tăng và thời điểm tăng như “cái tát” vào mặt khách - những người vừa nô nức bầu cho Hạ Long”!

Tất cả đều bị thiệt

Ông H., quản lý một tàu du lịch 3 sao tại Hạ Long, nhận xét “KIhi tăng giá vé thì cả khách du lịch, làng chài và doanh nghiệp đều bị thiệt”. Ông này cho rằng, cách tính giá vé mới theo hành trình bắt buộc từng tuyến sẽ ép nhiều khách chi thêm tiền vô lý. Ví dụ: Khách đi tuyến 2 (90.000 đồng/vé người lớn - tăng gấp đôi) không có làng chài, thích ghé thêm làng chài Vông Viêng của tuyến 4 phải mua vé trọn gói tuyến 4 là 60.000 đồng. Nếu tàu vòng qua tuyến 1 để khách ngắm hòn Đỉnh Hương - Chó Đá - Gà Chọi cũng phải mua toàn bộ vé tuyến 1 (80.000 đồng/người lớn - tăng gấp đôi).

Giám đốc một công ty lữ hành vừa đưa 50 khách đi theo tuyến 1 xác nhận, không cho đoàn vào hang Ba Hang (trọng tâm của cụm tham quan làng chài - hang Ba Hang) vì nay trở thành điểm bổ sung của tuyến 1 nên thu thêm 20.000 đồng. “Người dân Ba Hang than khách đến thăm, mua hàng giảm hẳn”, ông này kể.

Ông H. lo lắng, nếu vẫn tổ chức chương trình hấp dẫn như hợp đồng đã ký với lữ hành đến cuối năm 2012, nhà tàu phải bù thêm tiền vé gần 100 triệu đồng/tháng cao điểm.

Ông này nói sẽ thương lượng với lữ hành theo hướng cùng chia sẻ rủi ro, song rất khó. Du lich campuchia,Giám đốc Focus travel Đặng Bảo Hiếu giải thích, đã báo giá cho đối tác gửi khách nước ngoài đến 2013. Chắn chắn họ không chấp nhận tăng giá tour giữa chừng vì vé tham quan. Thiệt hại của nhà tàu và lữ hành sẽ rất lớn trong bối cảnh khách, lợi nhuận đều giảm khá mạnh.

Theo đại diện Ban quản lý vịnh, Hạ Long thuộc tầm di sản thế giới, vừa trở thành 1/7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới nên giá vé tham quan cũ quá rẻ so với các di sản thế giới khác - phải tăng tương xứng các giá trị trên. Tăng thu nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, phục vụ quản lý và bù cho trượt giá. Đặc biệt, “Vịnh Hạ Long không phải là điểm du lịch “cỏ” ai muốn đến là đến”!

Phát biểu này khiến các doanh nghiệp lữ hành rất bức xúc. “Ban quản lý vịnh đã thống kê hằng năm, đám khách “bèo” đóng góp bao nhiêu % vào nguồn thu từ du lịch của Quảng Ninh?", ông Nguyễn Văn Mỹ nhấn mạnh.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành rất lo ngại lý do tăng giá vé vì một danh hiệu mà giá trị đang còn quá nhiều tranh cãi. “Các tour đi Hạ Long không có gì biến động vì bản thân vịnh đã quá nổi tiếng”, Giám đốc Asiana travel Trịnh Việt Dũng nhận xét. “Cuối tháng trước, khách TP HCM hỏi chương trình đi Hạ Long tăng khá, nhưng sau khi tăng giá vé thăm vịnh, không thể dự đoán được khách có mua tour không”, Giám đốc Công ty Du lịch Việt Trần Văn Long thất vọng.

Kiến nghị xem xét lại

Theo quyết định do Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành ký ngày 18/11 về mức thu phí tham quan Vịnh Hạ Long mới, Ban quản lý vịnh hưởng 45% số phí thu được, còn lại nộp ngân sách. Đại diện tất cả hãng tàu, lữ hành được hỏi đều rất muốn chính quyền tỉnh Quảng Ninh thông báo rõ nguồn thu từ bán vé sẽ được tái đầu tư hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ gìn môi trường trên vịnh Hạ Long cụ thể như thế nào? “Tôi sẵn sàng ủng hộ nếu thấy hợp lý, song chưa thấy họ giải thích chính thức gì! Vì thế, nhiều dư luận cho rằng, nhà nước đang gỡ gạc lại chi phí vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long, cũng là điều dễ hiểu”, ông Đặng Bảo Hiếu nói.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa trực tiếp đề nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dừng tăng giá vé! Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ VH-TT-DL khẳng định, đây là công việc hoàn toàn thuộc thẩm quyền của HĐND và UBND cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết, Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch TP HCM chuẩn bị họp để thống nhất khả năng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét lại!

Dồn dập tăng giá dịch vụ

Lữ hành đang tiếp nhận dồn dập thông tin tăng dịch vụ. Các ngành liên quan vừa thống nhất tăng trần giá vé máy bay nội địa. Chủ đầu tư toa tàu du lịch Livitrans thông báo dự kiến sẽ 15% tăng giá vé Hà Nội - Lào Cai, “ăn theo” Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé hành khách trên hành trình này từ ngày 1.12. HĐND TP. Hà Nội chuẩn bị xem xét nâng giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Hương thêm 66 - 100%.

Vượt quy định

Xem du lich vung tau .Theo quy định của Bộ Tài chính, mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa tùy thuộc vào điều kiện của từng nơi mà có mức khác nhau cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: Mức thu được áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến tham quan; Đối với người lớn, mức thu không quá 20.000 đồng/lần/người; trẻ em, mức thu không quá 10.000 đồng/lần/người; Đối với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có thể áp dụng mức thu cao hơn, nhưng tối đa không quá hai lần mức thu quy định. Như vậy, nhìn vào giá thu của vịnh Hạ Long hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy, mức giá mới hoàn toàn không đúng quy định.