Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Vườn Quốc gia Bạch Mã

Từ thành phố Huế xuôi theo quốc lộ 1A vào Đà Nẵng khoảng 40km,  Du lich ha long  trước khi đến hầm Hải Vân, bạn rẽ vào con đường nhỏ lên Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) nằm ngay cạnh chợ Cầu Hai, đi tiếp khoảng 3km bạn sẽ đến cửa chính vào vườn.

Bạch Mã là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt - Lào ra tận biển Đông, trong đó đỉnh Bạch Mã cao 1.450m so với mực nước biển với phong cảnh ngoạn mục, nhiều đèo cao, thác nước. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, mùa hè từ 18 - 23oC và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau được xem là nơi có lượng mưa lớn nhất Việt Nam, 8000mm/năm.

Điều kiện nhiệt độ này chính là lý do từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn và đường lên núi để biến nơi đây thành khu nghỉ mát lý tưởng.

Năm 1925, một dự án thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã - Hải Vân để bảo tồn loài gà lôi lam mào trắng đã được trình lên Bộ Thuộc địa Pháp.  Du lich da lat  Cho đến đầu những năm 1930, Pháp đã xây dựng 139 khu biệt thự, chợ, bưu điện và một con đường chạy ra tận quốc lộ 1A. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh sau này, quân đội Mỹ xây dựng sân bay trực thăng dã chiến trên đỉnh Bạch Mã và quanh khu vực này xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. Một phần lớn rừng bị tàn phá nặng nề và các công trình biệt thự hầu hết chỉ còn lại dấu tích đổ nát. Năm 1988, khu rừng cấm Bạch Mã - Hải Vân được hoàn thành. Ngày 15/7/1991, Vườn QGBM chính thức được thành lập với diện tích 22.030ha.

Rừng Bạch Mã được cấu tạo bởi 2 loại rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Khu rừng là ngôi nhà chung trú ngụ của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau,  Du lich nha trang  nhiều loài đặc chủng, quý hiếm. Các nhà khoa học đã thống kê được 83 loài thú từ những giống động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng đến những giống mới của thế giới và Việt Nam như hổ, vượn, voọc ngũ sắc, voọc vá chân nâu, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn... Bạch Mã là nơi trú ngụ của 333 loài chim, tức là hơn 1/3 loài chim hiện có của nước ta.

Nhiều loài chim đẹp và lạ như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa, gà so, gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng và có đến 7 loài chim trĩ khác nhau, trong đó có loài quý hiếm như trĩ sao. Bạch Mã còn 256 loài bướm cùng nhiều loài bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng trong đó 68 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều loài côn trùng kỳ lạ và độc đáo như bọ que có thân dài xương xẩu, màu sắc cơ thể giống như cành cây; kỳ nhông xanh cùng hàng đàn bướm màu sắc sặc sỡ rập rờn trên những khóm hoa hay đậu thành hàng trên vách đá rêu xanh.

Các nhà khoa học đã lên danh sách 1406 loài thực vật ở nơi đây gồm những giống cây quý hiếm như trắc, trầm hương... và 338 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nam. Du lich campuchia   Một số cây dược liệu có giá trị lớn về kinh tế cần được bảo vệ và nhân giống như cây vàng đắng dùng chữa bệnh sốt rét và bệnh vàng da; cây hoàng tinh hoa trắng sử dụng làm thuốc bổ và chữa bệnh đau lưng. Một số loài lần đầu được phát hiện ở đây được đặt tên của vườn như Côm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã. Vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa, rừng Bạch Mã còn sặc sỡ sắc màu của các loại hoa đỗ quyên, râu hùm, lan vani, trà hoa vàng cùng các giống nấm, địa y, dương xỉ thân gỗ có màu sắc và hình thù kỳ dị, phong phú...

Thời gian đến thăm vườn đẹp nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 9. Sau khi dừng chân nghỉ tạm ở trung tâm giới thiệu và đón tiếp du khách, bạn tiếp tục đi theo đường nhựa dài 14km ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính của Bạch Mã, nơi có khu nhà nghỉ chính, xây dựng theo phong cách lâu đài cổ kính được đặt tên theo các sản vật của rừng. Từ đây, bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến tham quan trong khu vực. Trước hết là tuyến đường mòn Hải Vọng Đài dài khoảng 1km từ bãi đỗ xe lên đỉnh núi Bạch Mã. Từ đây bạn có thể quan sát cảnh đẹp tuyệt vời của toàn bộ rừng Bạch Mã, đầm phá Cầu Hai, cảng Chân Mây, bãi biển Cảnh Dương, Lăng Cô...

Đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, Du lich thai lan   bạn tới thăm nhà sưu tập hàng trăm loài phong lan núi và các loài hoa khác. Từ nơi dừng chân, bạn cũng có thể đi theo đường mòn Ngũ Hồ qua cánh rừng có nhiều chim, bướm tới một loạt thác nước và 5 hồ trong xanh, phẳng lặng, còn nếu không đủ thời gian đi hết tuyến đường này, bạn có thể tách ra đi theo đường mòn đỗ quyên dốc thoai thoải tới đỉnh thác Đỗ Quyên với độ cao trên 300m, chiều rộng hơn 20m. Muốn thăm chim thú quý, bạn đi theo đường mòn Trĩ Sao dài khoảng hơn 2km, ngoài việc thưởng thức cảnh rừng và các hồ nước trong veo, bạn sẽ thấy khu vực này là nơi ở của các loài chim trĩ và heo, hươu, mang.

Từ khu nhà nghỉ đi xuống 3km theo đường ô tô, bạn có thể rẽ vào đường mòn Chò Đen, một đoạn đường chỉ non nửa cây số nhưng rất dốc và khó đi, bạn sẽ bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy nhiều cây cổ thụ cao ngất trên 30m và đều có đường kính trên 1m tụ họp với nhau san sát... Những du khách yêu nông nghiệp có thể lựa chọn đến các nhà vườn ở thôn Khe Su để tìm hiểu về đời sống canh tác của cư dân địa phương, rồi kết thúc chuyến du ngoạn sẽ là điểm dừng chân tại các suối thác đẹp như Thủy Điện, Đá Dựng để cắm trại và bơi lội thỏa thích.

Sau các cuộc đi rừng, lên thác, ngắm cảnh, du khách có thể quay về 4 nhà nghỉ tại khu vực đỉnh gồm Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao và Bạch Mã hoặc xuống các nhà nghỉ khác ở khu đón tiếp của các công ty du lịch Huế như Phong Lan, Cẩm Tú, Hoàng Yến... Các phòng nghỉ ở đây đều đầy đủ tiện nghi, một số phòng còn được thiết kế dành cho gia đình và tập thể với công trình phụ bên ngoài. Đặc biệt, Du lich trong nuoc   những du khách yêu thích thiên nhiên có thể thuê trại dành cho 2 người hay 6 người để dựng trại nghỉ qua đêm ở bãi Thông Nàng, được tận hưởng vị sương lạnh của núi và nghe văng vẳng tiếng tâm sự của muông thú qua gió rừng thủ thỉ năm canh...

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Món ngon từ xương rồng

Chắc hẳn ít ai biết rằng cây xương rồng  -du lich thai lan một loại cây mọc hoang thành rừng ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung - lại có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu.

< Gỏi xương rồng.

Với cư dân vùng cát huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, xương rồng là một loại thực phẩm có thể luộc, nấu canh hoặc làm gỏi ăn thay cơm vào những năm đói kém,du lich campuchia mất mùa. Loài cây chịu được nắng nóng, cát bỏng với gai nhọn chi chít quanh thân này là một nguồn rau xanh dồi dào của người dân vùng cát. Xương rồng có thể xào với tôm, trộn với thịt heo ba chỉ, nấu canh chua với cá lóc, cá trê... Hay đơn giản chỉ cần một nắm hạt đậu phộng rang giòn là đã có một đĩa gỏi xương rồng vừa ngon mắt vừa khoái khẩu.

Gia đình cụ ông Phan Lợi (85 tuổi)  nhà ở thôn 5, xã Bình Dương đã mời chúng tôi một bữa cơm với món xương rồng xào tôm thơm ngào ngạt. Lần đầu tiên được ăn món lạ, cảm giác của tôi hơi ngần ngại. Nhưng khi đã nếm thử đũa đầu tiên, tôi biết từ nay trong thực đơn của mình có thêm một món ngon từ loài cây gai góc này. Thấy chúng tôi tấm tắc khen ngon, cụ Lợi tự hào: “Xương rồng là loại cây cứu đói cho dân tụi tui hồi những năm đói kém, mất mùa.


< Bà Nguyễn Thị Tăng (vợ cụ ông Phan Lợi) đi cắt xương rồng.

Giờ đời sống khá giả hơn, có tôm cá, thịt đủ thứ, món xương rồng cũng thay đổi theo. Cô thấy đó, xương rồng nấu với thứ gì cũng ngon hết”.

Xương rồng mọc hoang ở các đồi,du lich trong nuoc gò, bãi cát, ai muốn lấy bao nhiêu cũng được, miễn là khéo léo tách các đọt xương rồng sao cho gai không đâm vào tay. Buổi trưa đi làm đồng về, bắc nồi cơm lên bếp, cầm dao ra bãi cát phạt chừng 3-5 đọt xương rồng đem vào là cả nhà đã có một bữa canh mát lòng.

Chế biến xương rồng rất đơn giản. Chỉ cần gọt sạch gai ở bốn phía, tách lớp màng mỏng ở ngoài cho sạch rồi thái mỏng, đem luộc trên bếp chừng 5 phút, khi màu xanh chuyển sang màu vàng là được. Xương rồng luộc lên có màu vàng như dưa cải muối chua, đem vắt ráo nước là có thể xào, nấu món gì tùy thích.

Xương rồng luộc có vị chua chua, thơm nhẹ chứ không chua đậm như khế, không chua gắt như chanh. Cá lóc hay cá trê xắt lát đem ướp mắm muối, gia vị, bắc chảo xào lên cho thấm rồi cho xương rồng vào, đảo qua vài lượt rồi chế nước sôi vào. Nồi canh sôi chừng ba phút, nêm nếm vừa ăn cho thêm ngò gai, hành lá vào là có thể ăn ngay được. Xương rồng khi nhai trong miệng cảm giác dai dai, sần sật, chua chua rất ngon chứ không mềm như dọc mùng. Mùa hè ở xứ cát nóng nực, bữa trưa chỉ cần một bát canh chua xương rồng kèm với chén nước mắm ớt là cả nhà đã có một bữa cơm ngon miệng.

Xương rồng luộc xong vắt ráo nước đem xào với mỡ, nêm thêm muỗng nước mắm cũng là một món dễ đưa cơm. Mùa đông mưa dầm không đi chợ được, du lich mien trung các mẹ ở vùng cát chỉ cần ra sau vườn cắt vài đọt xương rồng vào luộc trộn với một nhúm đậu phộng rang giòn là đã có một món gỏi xương rồng thơm nức mũi. Đây cũng là một trong những món nhậu khá bắt mồi của ngư dân vùng cát trong những ngày trăng sáng, thuyền nằm bờ.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Triển vọng Hòn Mê

Nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa và cách đất liền 11km, quần đảo Hòn Mê (thuộc huyện Tĩnh Gia) nhưng dường như vẫn là một khu vực “bí ẩn”,Du lich mien trung bởi nơi đây chưa khai thác hoạt động du lịch.

< Một trong những đảo của Hòn Mê.

Từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Mê, chừng 30 hải lý, tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được bãi trước của đảo hòn Mê.
Đảo được thành lập ngày 26 - 3- 1965 - Trong kháng chiến chống Mỹ đảo là trọng điểm bắn phá của máy bay, tàu chiến Mỹ với 1.031 lần máy bay trút xuống đảo 4.236 quả bom sát thương, 11 quả bom nổ chậm, 3 quả bom hóa học, 15 quả bom bi, 206 quả bom xuyên; sử dụng 402 lần tàu chiến và khu trục bắn 17.455 quả đạn đại bác lên đảo...

< Một nhòm đảo trong quần đảo Hòn Mê.

Tính ra, bình quân 1m 2 trên đảo hứng 15 quả bom - đạn các loại! Tuy nhiên ngày nay đảo hầu như không còn vết tích chiến tranh. Đảo Hòn Mê đã được Nhà nước phong tặng “Đơn vị Anh hùng LLVTND” từ năm 1969 - Ngày nay đảo là “tai mắt” bảo vệ đất liền.

Toàn quần đảo có diện tích khoảng 450ha, trong đó đảo Hòn Mê có diện tích 420ha, diện tích còn lại là hơn 10 đảo nhỏ.

< Hòn Mê Và Vịnh Nghi Sơn.

Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa,Du lich ha long chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trong năm là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam.

Trên đảo hiện vẫn chưa có dân định cư, chỉ có lực lượng quân đội đóng quân. Tuy nhiên, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác.

< Câu cá ở Hòn Mê. Nếu thích thì lặn bắt ốc: Hào ở đây to bằng bàn chân, nhum thì nhiều vô kể - cá nhỏ thì cứ thả cần và giật lên...

Ngoài phương diện du lịch thì hòn Mê là nơi lý tưởng cho tàu thuyền neo đậu khi gặp bão gió lớn. Đây cũng là vùng biển sâu, đủ điều kiện trở thành khu cảng quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ quốc phòng.

Hòn Mê là vùng biển quanh khu vực là nơi quần cư của nhiều loài sinh vật biển.

< Tắm và lặn biển.

Theo kết quả điều tra, khu vực này đã ghi nhận được 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống, bao gồm 133 loài thực vật phù du, 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Tuy nhiên, các rạn san hô đang bị suy thoái, nhiều nơi chỉ còn lại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites và có độ che phủ không cao.

< Hải đăng Hòn Mê nằm trên vị trí cao 137m (đảo chính) với tháp hình trụ, công trình hình khối hộp với tầm hiệu lực ánh sáng là 21 hải lý.

Nhiều loài sinh vật biển cần được bảo vệ, trước hết là nhóm san hô tạo rạn, tôm hùm, bào ngư, trai ngọc,Du lich trong nuoc hải sâm và một số loài rong biển. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, rừng mưa nhiệt đới trên đảo được bảo tồn khá tốt với độ che phủ cao. Trên đảo có rất nhiều khỉ và một số loài động vật khác như chồn, sóc...

< Nước trong xanh leo lẻo.

Cách đây 10 năm (năm 1999), Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường đã xác định khu bảo tồn biển Hòn Mê bao gồm toàn bộ đảo và phần nước xung quanh cách bờ đảo ít nhất 3km, với tổng diện tích khoảng 5.600ha. Khu bảo tồn biển này sẽ là một trong những mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam, trong đó mục đích là để bảo vệ các quần cư và nguồn gien quý hiếm cho vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ.

< Đồn biên phòng trên đảo Hòn Mê.

Hy vọng, trong tương lai không xa, khu vực biển đảo Hòn Mê không chỉ là vùng sinh thái biển giàu đẹp, mà còn trở thành khu tham quan, du dịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Lưu ý: Hòn Mê là một quần thể gồm khoảng 10 đảo, trong đó đảo chính lớn nhất là Hòn Mê - ngày nay vẫn còn là đảo quân sự nên chỉ có lính biên phòng. Ngoại trừ ngư dân thường ghé vào còn dân phượt chúng ta nếu muốn làm một chuyến phượt phẹo, câu cá hay lặn biển tại đây thì chỉ nên thăm thú những đảo nhỏ và vùng biển xung quanh thôi nhé.
Thuê thuyền ngư dân ở bến cảng Cửa Còn hoặc từ trạm kiểm soát biên phòng Lạch Bạng ra đảo Hòn Mê chừng 30 hải lý.Du lich thai lan Tàu thuyền trang bị máy móc trung bình phải chạy cỡ 3 tiếng không nghỉ mới tới được đảo.